Ông Đỗ Hữu Nam Chủ Tịch Đảng Người Việt Yêu Người Việt nói Với RFA Tình Cảnh Người Thượng Bị Buôc Hồi Hương
Tình cảnh người Thượng bị buộc hồi hương
Tình cảnh người Thượng bị buộc hồi hương
Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2011-02-18
Các nhà đấu tranh vì tự do dân chủ, nhân quyền, và tín ngưỡng cho Việt Nam lo ngại về số phận người Thượng buộc hồi hương về Việt Nam trong lúc tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch coi Chính phủ Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số một cách hệ thống.
AFP
Người Thượng tỵ nạn bên Campuchia
Nhận định về hoàn cảnh người Thượng Tây Nguyên
Các nhà hoạt động đấu tranh kêu gọi Chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của người sắc tộc thiểu số còn hơn chỉ nói chung chung là đối xử công bằng.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo bày tỏ sự lo ngại cho số phận những người Thượng buộc phải hồi hương về Việt Nam sau khi Chính phủ hoàng gia Campuchia quyết định đóng cửa trại tỵ nạn của LHQ. Tổ chức này nhận định rằng người Thượng Tây Nguyên sẽ tiếp tục đào thóat từ Việt Nam chính vì Chính phủ Cộng sản Việt Nam là một chính phủ vi phạm các quyền căn bản của họ một cách có hệ thống. Cùng lúc, rất nhiều nhà hoạt động Dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam bày tỏ quan ngại về số phận nhóm người Thượng bị trục xuất vào lúc 6 giờ sáng, ngày 16 tháng 2 năm 2011.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo bày tỏ sự lo ngại cho số phận những người Thượng buộc phải hồi hương về Việt Nam sau khi Chính phủ hoàng gia Campuchia quyết định đóng cửa trại tỵ nạn của LHQ. Tổ chức này nhận định rằng người Thượng Tây Nguyên sẽ tiếp tục đào thóat từ Việt Nam chính vì Chính phủ Cộng sản Việt Nam là một chính phủ vi phạm các quyền căn bản của họ một cách có hệ thống. Cùng lúc, rất nhiều nhà hoạt động Dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam bày tỏ quan ngại về số phận nhóm người Thượng bị trục xuất vào lúc 6 giờ sáng, ngày 16 tháng 2 năm 2011.
Tổ chức này (HRW) nhận định rằng người Thượng Tây Nguyên sẽ tiếp tục đào thóat từ Việt Nam chính vì Chính phủ Cộng sản Việt Nam là một chính phủ vi phạm các quyền căn bản của họ một cách có hệ thống.
Ông Nguyễn Nam, một nhà đấu tranh Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam từng tiếp xúc với nhóm người Thượng tỵ nạn tại Campuchia bày tỏ với Đài Á Châu Tự Do rằng, đa số những người Thượng sống ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên buộc lòng chạy sang các nước láng giềng như Campuchia và Thái Lan để xin tỵ nạn là vì họ hoặc gia đình gặp rắc rối trong vấn đề thờ phượng, tín ngưỡng tôn giáo, vấn đề tự do nhân quyền, vấn đề kinh tế gia đình gặp khó khăn, bị tịch thu đất đai, bị phân biệt đối xử, nhưng cũng có một số người lợi dụng vấn đề tự do, nhân quyền, tôn giáo để chống đối Chính phủ Việt Nam.
Hai mẹ con người Thượng Tây Nguyên trong trại tỵ nạn (2008). AFP
Ông Nguyễn Nam cũng cho biết, người Tin Lành ở Việt Nam không dính líu đến vấn đề chính trị, họ bất bạo động nhưng sau khi Hội Thánh của họ bắt đầu được tổ chức thì có nhiều người tham gia, trong đó có những người chống đối, phê phán chính phủ và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc những người theo đạo Tin Lành thường bị chính quyền đàn áp, tra tấn. Tuy nhiên ông nhận định rằng:
“Mấy ông ấp, ông xã, mấy ông muốn lấy uy tín địa phương đàn áp…cái đó chỉ là một tỷ số nhỏ. Mà nói chung, những người đó tôi gọi là dã man lắm, họ không có tình người, họ cũng không phải là người đại diện cho luật pháp Việt Nam hay là đảng Cộng sản gì hết mà họ làm theo sự căm thù. Hình như quá khứ, họ có vấn đề thù hận gì dữ lắm.”
“Mấy ông ấp, ông xã, mấy ông muốn lấy uy tín địa phương đàn áp…cái đó chỉ là một tỷ số nhỏ. Mà nói chung, những người đó tôi gọi là dã man lắm, họ không có tình người, họ cũng không phải là người đại diện cho luật pháp Việt Nam hay là đảng Cộng sản gì hết mà họ làm theo sự căm thù. Hình như quá khứ, họ có vấn đề thù hận gì dữ lắm.”
Xin tỵ nạn là vì họ hoặc gia đình gặp rắc rối trong vấn đề thờ phượng, tín ngưỡng tôn giáo, vấn đề tự do nhân quyền, vấn đề kinh tế gia đình gặp khó khăn, bị tịch thu đất đai, bị phân biệt đối xử, nhưng cũng có một số người lợi dụng vấn đề tự do, nhân quyền, tôn giáo để chống đối Chính phủ Việt Nam.
Ông Nguyễn Nam
Còn ông Đỗ Hữu Nam, Chủ tịch đảng Người Việt Yêu Người Việt bày tỏ rằng,
"Những người Thượng bị trục xuất về Việt Nam đang đứng trước tình cảnh nguy hiểm, vì bị chính phủ Việt Nam đàn áp mới họ vượt biên sang Campuchia. Vừa qua có hai người Thượng về nhà nhưng bị Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh bắt giam giữ đến nay vẫn chưa có tin tức, chính vì Việt Nam là chế độ chủ nghĩa độc tài, cho nên ông không tin tưởng vào pháp luật Việt Nam"
Ông Đỗ Hữu Nam nói:
“Thứ nhất, đa số người Thượng sống ở Tây Nguyên bị đàn áp về tôn giáo. Đàn áp thứ hai là đàn áp về bất đồng chính kiến, có nghĩa là họ tham gia các tổ chức đảng phái hải ngoại. Đây là điều mà các tổ chức nhân quyền, LHQ cần can thiệp cho họ. Còn nếu mà để tình trạng này xảy ra, thì người Thượng sẽ không dám đứng lên đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền…không chỉ riêng là Thượng mà toàn bộ 90 triệu người Việt Nam.”
"Những người Thượng bị trục xuất về Việt Nam đang đứng trước tình cảnh nguy hiểm, vì bị chính phủ Việt Nam đàn áp mới họ vượt biên sang Campuchia. Vừa qua có hai người Thượng về nhà nhưng bị Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh bắt giam giữ đến nay vẫn chưa có tin tức, chính vì Việt Nam là chế độ chủ nghĩa độc tài, cho nên ông không tin tưởng vào pháp luật Việt Nam"
Ông Đỗ Hữu Nam nói:
“Thứ nhất, đa số người Thượng sống ở Tây Nguyên bị đàn áp về tôn giáo. Đàn áp thứ hai là đàn áp về bất đồng chính kiến, có nghĩa là họ tham gia các tổ chức đảng phái hải ngoại. Đây là điều mà các tổ chức nhân quyền, LHQ cần can thiệp cho họ. Còn nếu mà để tình trạng này xảy ra, thì người Thượng sẽ không dám đứng lên đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền…không chỉ riêng là Thượng mà toàn bộ 90 triệu người Việt Nam.”
Việt Nam và chính phủ Campuchia chỉ là một?
Ông Đỗ Hữu Nam còn phát biểu rằng việc chính phủ Campuchia đóng cửa trại tỵ nạn của LHQ, không chỉ khiến người Thượng Tây Nguyên sẽ gặp khó khăn và nguy hiểm mà người Việt và cả người Khmer Krom sang nước này để xin tỵ nạn cũng sẽ phải chịu số phận tương tự. Ông cho rằng chính phủ Phnom Penh chỉ làm theo sự chỉ đạo của chính phủ Hà Nội. Ông nói:
“Nói chung Bộ Nội vụ Campuchia là Bộ Nội vụ của Việt Nam, là Hà Nội thứ 2. Những người đấu tranh ở Việt Nam chạy lên Campuchia thì rất ảnh hưởng và nguy hiểm đến những người tỵ nạn, không chỉ riêng người Thượng, mà cả người Việt Nam và Khmer Krom. Vì vậy, nhờ các Hội, đoàn đảng phái, tổ chức nhân quyền thế giới can thiệp giúp đỡ cho người tỵ nạn sau này. Còn để tình trạng này xảy ra thì còn ai dám đứng lên đấu tranh ở Việt Nam.”
“Nói chung Bộ Nội vụ Campuchia là Bộ Nội vụ của Việt Nam, là Hà Nội thứ 2. Những người đấu tranh ở Việt Nam chạy lên Campuchia thì rất ảnh hưởng và nguy hiểm đến những người tỵ nạn, không chỉ riêng người Thượng, mà cả người Việt Nam và Khmer Krom. Vì vậy, nhờ các Hội, đoàn đảng phái, tổ chức nhân quyền thế giới can thiệp giúp đỡ cho người tỵ nạn sau này. Còn để tình trạng này xảy ra thì còn ai dám đứng lên đấu tranh ở Việt Nam.”
Nói chung Bộ Nội vụ Campuchia là Bộ Nội vụ của Việt Nam, là Hà Nội thứ 2. Những người đấu tranh ở Việt Nam chạy lên Campuchia thì rất ảnh hưởng và nguy hiểm đến những người tỵ nạn, không chỉ riêng người Thượng, mà cả người Việt Nam và Khmer Krom.
Ông Đỗ Hữu Nam
Còn một người Khmer Krom sống ở tỉnh An Giang nhận định rằng văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ không nên để chính phủ Campuchia và Việt Nam đạt được mong ước đóng cửa trại tỵ nạn người Thượng. Ông nói:
“Vào nhà người ta người ta đóng cửa thì làm sao mình vào nhà người ta được, thì cái đó là chuyện khó khăn nhất đối với người tỵ nạn, UNHCR làm như vậy cũng không đúng. Luật pháp phải nâng đỡ những người tỵ nạn chính trị hoặc tỵ nạn người bị một nước nào đàn áp, thì họ phải được bao che, tin tưởng, giúp đỡ, nhưng cái này lại đóng cửa, thì chính phủ Campuchia làm một cách vô chứng cứ và pháp lý.”
Liên quan đến sự lo ngại của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch về nghĩa vụ của chính phủ Phnom Penh để cứu xét đơn và cấp quy chế cho người tỵ nạn sang nước này theo tiêu chuẩn Quốc tế hay không, ông nói rằng:
“tôi nghĩ rằng, cái tiêu chuẩn quôc tế thì tôi không biết nhưng dựa vào thực tế mình nói một cách dễ hiểu, chẳng hạn như mình bắt một con thú vật đưa vào miệng cá sấu thôi. Bởi vì, người lánh nạn để xin tỵ nạn là họ bị khống chế, bị áp bức, họ sang một nước khác để họ xin tỵ nạn. Nhưng UNHCR đưa cho một nước nhìn người tỵ nạn giống như là kẻ thù, thì không
“Vào nhà người ta người ta đóng cửa thì làm sao mình vào nhà người ta được, thì cái đó là chuyện khó khăn nhất đối với người tỵ nạn, UNHCR làm như vậy cũng không đúng. Luật pháp phải nâng đỡ những người tỵ nạn chính trị hoặc tỵ nạn người bị một nước nào đàn áp, thì họ phải được bao che, tin tưởng, giúp đỡ, nhưng cái này lại đóng cửa, thì chính phủ Campuchia làm một cách vô chứng cứ và pháp lý.”
Liên quan đến sự lo ngại của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch về nghĩa vụ của chính phủ Phnom Penh để cứu xét đơn và cấp quy chế cho người tỵ nạn sang nước này theo tiêu chuẩn Quốc tế hay không, ông nói rằng:
“tôi nghĩ rằng, cái tiêu chuẩn quôc tế thì tôi không biết nhưng dựa vào thực tế mình nói một cách dễ hiểu, chẳng hạn như mình bắt một con thú vật đưa vào miệng cá sấu thôi. Bởi vì, người lánh nạn để xin tỵ nạn là họ bị khống chế, bị áp bức, họ sang một nước khác để họ xin tỵ nạn. Nhưng UNHCR đưa cho một nước nhìn người tỵ nạn giống như là kẻ thù, thì không
Một nhóm người Thượng từ vùng Tây Nguyên Việt Nam chạy sang Campuchia để tìm kiếm sự giúp đỡ của UNHCR. RFA
khác gì đưa một con thú vật hoặc một thức ăn nào cho con cá sấu nuốt thôi… Campuchia bị lệ thuộc vào Việt Nam đang nắm quyền cai trị.
Như vậy mình thấy rằng, hai cũng như một thôi. Campuchia cũng như như Việt Nam. Bởi vì Việt Nam đã từng xâm chiếm Campuchia, sau thời gian Khmer đỏ bị lật đổ, họ là người nâng đỡ Campcuhia. Họ luôn luôn chồng chất lên những gì mà họ tin tưởng và Việt Nam thường xuyên liên tục hợp tác. Làm một chuyện gì đó không phải mình làm một cách độc lập, phải thông qua chính quyền Việt Nam mới làm được chứ.”
Ông còn bày tỏ với Đài Á Châu Tự Do rằng, qua thời gian sống lưu vong từ Bắc xuống Nam, ông đã từng chứng kiến cảnh chính phủ Việt Nam đàn áp, chèn ép, tịch thu đất đai và đánh đập những người đấu tranh không chỉ riêng vì tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng vấn đề phân biệt sắc tộc vẫn còn nóng bỏng đối với những người dân tộc thiểu số ở miền Nam của Việt Nam. Song song đó, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo cũng được đề cập nhiều nhất trong xã hội Việt Nam.
Như vậy mình thấy rằng, hai cũng như một thôi. Campuchia cũng như như Việt Nam. Bởi vì Việt Nam đã từng xâm chiếm Campuchia, sau thời gian Khmer đỏ bị lật đổ, họ là người nâng đỡ Campcuhia. Họ luôn luôn chồng chất lên những gì mà họ tin tưởng và Việt Nam thường xuyên liên tục hợp tác. Làm một chuyện gì đó không phải mình làm một cách độc lập, phải thông qua chính quyền Việt Nam mới làm được chứ.”
Ông còn bày tỏ với Đài Á Châu Tự Do rằng, qua thời gian sống lưu vong từ Bắc xuống Nam, ông đã từng chứng kiến cảnh chính phủ Việt Nam đàn áp, chèn ép, tịch thu đất đai và đánh đập những người đấu tranh không chỉ riêng vì tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng vấn đề phân biệt sắc tộc vẫn còn nóng bỏng đối với những người dân tộc thiểu số ở miền Nam của Việt Nam. Song song đó, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo cũng được đề cập nhiều nhất trong xã hội Việt Nam.
qua thời gian sống lưu vong từ Bắc xuống Nam, ông đã từng chứng kiến cảnh chính phủ Việt Nam đàn áp, chèn ép, tịch thu đất đai và đánh đập những người đấu tranh không chỉ riêng vì tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng vấn đề phân biệt sắc tộc vẫn còn nóng bỏng đối với những người dân tộc thiểu số
Ông Đỗ Hữu Nam
Ông cho biết thêm:
“Bên tôn giáo người Khmer, thì có nhiều người lánh nạn sang nước thứ 3, chẳng hạn như 5 tu sĩ ở tỉnh Sóc Trăng, và một tu sĩ ở tỉnh An Giang. Bởi vì anh nhìn thấy cái hệ thống của Chính phủ Việt Nam, họ không có hệ thống đảng phái, không có tôn giáo. Như vậy, họ không chấp nhận tôn giáo, không tín ngưỡng tôn giáo. Như vậy họ không tin ngưỡng tôn giáo, thì làm sao họ tôn trọng tôn giáo.”
Ông còn nói rằng, đến bây giờ ông không còn tin tưởng chính phủ Việt Nam. Chính phủ nhìn những người bất đồng chính kiến là kẻ thù, cho nên ông tin rằng số phận những người Thượng bị trục xuất về Việt Nam vào sáng ngày 16 tháng 2 sẽ bị chính quyền địa phương đe dọa hoặc bắt bỏ tù tương tự như một người Khmer Krom tên Chau Heng, ở tỉnh An Giang.
Còn ông Đỗ Hữu Nam thì kêu gọi các tổ chức Nhân quyền quốc tế giúp đỡ những người dân tộc thiểu số đang phải chịu áp bức, và số phận thiếu may mắn trong lúc họ đến trong tay chính phủ Việt Nam. Ông nói rằng, nếu như không có sự can thiệp từ thế giới bên ngoài, thì không thể có lối thóat cho những người lương thiện và đấu tranh cho dân chủ, tự do nhân quyền thật sự ở Việt Nam.
“Bên tôn giáo người Khmer, thì có nhiều người lánh nạn sang nước thứ 3, chẳng hạn như 5 tu sĩ ở tỉnh Sóc Trăng, và một tu sĩ ở tỉnh An Giang. Bởi vì anh nhìn thấy cái hệ thống của Chính phủ Việt Nam, họ không có hệ thống đảng phái, không có tôn giáo. Như vậy, họ không chấp nhận tôn giáo, không tín ngưỡng tôn giáo. Như vậy họ không tin ngưỡng tôn giáo, thì làm sao họ tôn trọng tôn giáo.”
Ông còn nói rằng, đến bây giờ ông không còn tin tưởng chính phủ Việt Nam. Chính phủ nhìn những người bất đồng chính kiến là kẻ thù, cho nên ông tin rằng số phận những người Thượng bị trục xuất về Việt Nam vào sáng ngày 16 tháng 2 sẽ bị chính quyền địa phương đe dọa hoặc bắt bỏ tù tương tự như một người Khmer Krom tên Chau Heng, ở tỉnh An Giang.
Còn ông Đỗ Hữu Nam thì kêu gọi các tổ chức Nhân quyền quốc tế giúp đỡ những người dân tộc thiểu số đang phải chịu áp bức, và số phận thiếu may mắn trong lúc họ đến trong tay chính phủ Việt Nam. Ông nói rằng, nếu như không có sự can thiệp từ thế giới bên ngoài, thì không thể có lối thóat cho những người lương thiện và đấu tranh cho dân chủ, tự do nhân quyền thật sự ở Việt Nam.
Phân biệt những người thật sự vì tự do dân chủ
Ông Nguyễn Nam biểu lộ thẳng thắn rằng, ông cũng rất lo ngại cho những số phận người Thượng Tây Nguyên, những người đấu tranh thật sự, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số người lợi dụng cơ hội, và nhiều người khác đã quên đi những tình cảnh khó khăn, nguy hiểm đấu tranh ở Việt Nam trong khi họ được sống tại một nước có tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền thật sự.
Ông Nguyễn Nam nói thêm: “nói tôi tự hào, tôi là dân tộc Việt Nam, tôi yêu nước hoặc tôi yêu dân chủ, nhưng yêu dân chủ thì mình phải làm gì cho dân chủ chứ không phải nói bằng cái miệng được. Nhưng đa số những người tỵ nạn chạy qua đây, họ nói bằng cái miệng nhiều hơn. Tôi thấy những người Kampuchia Krom, lúc trước họ đấu tranh cũng như tôi vậy đó, họ đòi hỏi này kia…thậm chí họ đi biểu tình luôn, nhưng cuối cùng họ gặp tôi họ nói họ làm như vậy thì quá đáng…tại vì nghe người ta thôi.”
Ông Nguyễn Nam nói thêm: “nói tôi tự hào, tôi là dân tộc Việt Nam, tôi yêu nước hoặc tôi yêu dân chủ, nhưng yêu dân chủ thì mình phải làm gì cho dân chủ chứ không phải nói bằng cái miệng được. Nhưng đa số những người tỵ nạn chạy qua đây, họ nói bằng cái miệng nhiều hơn. Tôi thấy những người Kampuchia Krom, lúc trước họ đấu tranh cũng như tôi vậy đó, họ đòi hỏi này kia…thậm chí họ đi biểu tình luôn, nhưng cuối cùng họ gặp tôi họ nói họ làm như vậy thì quá đáng…tại vì nghe người ta thôi.”
nói tôi tự hào, tôi là dân tộc Việt Nam, tôi yêu nước hoặc tôi yêu dân chủ, nhưng yêu dân chủ thì mình phải làm gì cho dân chủ chứ không phải nói bằng cái miệng được. Nhưng đa số những người tỵ nạn chạy qua đây, họ nói bằng cái miệng nhiều hơn.
Ông Nguyễn Nam
Một gia đình người Thượng mới đến trại tỵ nạn Campuchia năm 2006. RFA file
Mặc dù không ai biết nhóm người Thượng buộc hồi hương về Việt Nam là người bất đồng chính kiến hay chỉ là người cố gắng vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn để được đi định cư tại nước thứ 3, nhưng đa số người Thượng buộc phải hồi hương từng nói với Đài Á Châu Tự Do rằng họ không muốn về Việt Nam vì họ sợ bị chính phủ Việt Nam bắt chính vì họ từng bị theo dõi, và bị bắt nhiều lần.
Người mẹ của một người Thượng tên Ron Hai, quê ở xã La Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cho Đài Á Châu Tự Do biết vào lúc 5 giờ chiều ngày 16 tháng 2 rằng, bà không nhận được bất cứ tin tức là con bà bị trục xuất về nhà, bà rất sợ con bà không về tới nhà vì trước đây Công an cảnh cáo rằng sẽ bắt con bà cải tạo 7 tháng. Bà nói: “Chị không nghe tin tức gì hết. Công an bên biên phòng xã qua nhà chị nó nói khi nào Hai về thì bắt nó cải tạo 7 tháng. Công an biên phòng xã, địa bàn mình nó nói bắt Hai cải tạo…mới chị lo lắm em ơi. Sợ nó về không tới nhà làm sao em.”
Người mẹ của một người Thượng tên Ron Hai, quê ở xã La Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cho Đài Á Châu Tự Do biết vào lúc 5 giờ chiều ngày 16 tháng 2 rằng, bà không nhận được bất cứ tin tức là con bà bị trục xuất về nhà, bà rất sợ con bà không về tới nhà vì trước đây Công an cảnh cáo rằng sẽ bắt con bà cải tạo 7 tháng. Bà nói: “Chị không nghe tin tức gì hết. Công an bên biên phòng xã qua nhà chị nó nói khi nào Hai về thì bắt nó cải tạo 7 tháng. Công an biên phòng xã, địa bàn mình nó nói bắt Hai cải tạo…mới chị lo lắm em ơi. Sợ nó về không tới nhà làm sao em.”
Chính phủ và Luật pháp Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho họ. Việt Nam là một nước có pháp luật và đối xử công bằng với tất cả mọi người. Những người có tội thì phải chịu tội, còn những người bình thường thì được pháp luật bảo vệ một cách chính đáng.
Phát ngôn viên Đại sứ Việt Nam
Tuy nhiên Phát ngôn viên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia ông Lê Minh Ngọc cho biết rằng, nhóm người Thượng Tây Nguyên là công dân Việt Nam. Chính phủ và Luật pháp Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho họ. Việt Nam là một nước có pháp luật và đối xử công bằng với tất cả mọi người. Những người có tội thì phải chịu tội, còn những người bình thường thì được pháp luật bảo vệ một cách chính đáng.
Ông Lê Minh Ngọc còn cho biết, trường hợp một người Khmer Krom tên Chau Hêng vừa qua hoàn toàn khác, bởi vì trước khi Chau Hêng sang lánh nạn nước láng giềng, ông bị công an Việt Nam truy nã.
Nhưng một người Khmer Krom từ tỉnh An Giang phản đối rằng, nếu như Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền, hệ thống tư pháp chân chính, thì các dân tộc thiểu số không phản đối.
“Chẳng hạn tôi là người Việt Nam, tại sao tôi không thích chính quyền Việt Nam bởi vì họ luôn luôn đàn áp, bịa đặt, khống chế, vu khống. Làm không đúng tư tưởng, ý thức đường lối chủ trương của đảng và nhà nước. Do đó, dân không thể chịu đựng nổi, họ phải chống đối thôi. Người dân, ai cũng khao khát tự do tín ngưỡng, ai cũng khao khát tự do mọi mặt…chính quyền Việt Nam không mở rộng được tự do…chẳng hạn tôi là người Việt Nam tại sao tôi chống đối Việt Nam. Tôi không có thù hận người Việt Nam, nhưng tôi không thích chánh sách chế độ Cộng sản Việt Nam.”
Ông Lê Minh Ngọc còn cho biết, trường hợp một người Khmer Krom tên Chau Hêng vừa qua hoàn toàn khác, bởi vì trước khi Chau Hêng sang lánh nạn nước láng giềng, ông bị công an Việt Nam truy nã.
Nhưng một người Khmer Krom từ tỉnh An Giang phản đối rằng, nếu như Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền, hệ thống tư pháp chân chính, thì các dân tộc thiểu số không phản đối.
“Chẳng hạn tôi là người Việt Nam, tại sao tôi không thích chính quyền Việt Nam bởi vì họ luôn luôn đàn áp, bịa đặt, khống chế, vu khống. Làm không đúng tư tưởng, ý thức đường lối chủ trương của đảng và nhà nước. Do đó, dân không thể chịu đựng nổi, họ phải chống đối thôi. Người dân, ai cũng khao khát tự do tín ngưỡng, ai cũng khao khát tự do mọi mặt…chính quyền Việt Nam không mở rộng được tự do…chẳng hạn tôi là người Việt Nam tại sao tôi chống đối Việt Nam. Tôi không có thù hận người Việt Nam, nhưng tôi không thích chánh sách chế độ Cộng sản Việt Nam.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Poor-situation-of-repatriated-montagnards-02172011142633.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét