HIỆN TRẠNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Thái Lan có khoảng trên 22000 người Việt sinh sống. Lẽ ra con số này còn lớn hơn, nhưng vì trước và sau những năm 90 của thế kỷ 20, một số lớn đồng bào ta đã được Cao Uỷ Về Người Tị Nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR) cho đi định cư tại một số nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Người Việt sống rải rác ở nhiều nơi trên đất Thái. Theo tìm hiểu thì họ đã có mặt tại 29/75 tỉnh của nước này, tập trung nhiều tại các tỉnh như Nong Khai, Udon Thani, Sakhon Nakhon và thủ đô Bang
HÌNH THÀNH VIÊN TRÀ ĐÀM DÂN CHỦ VIỆT NAM SANG TỴ NẠN Ở THÁI LAN (UNHCR ) BANGKOK
Kok. Có lẽ những đoàn người Việt đầu tiên đến Thái sinh sống là “bầu đoàn thê tử” của vua Gia Long chạy sang Thái Lan lánh nạn năm 1787. Dấu tích để lại đó là 16 ngôi chùa cổ của người Viêt với tên chung là Annam Nikaya, (và tên Việt riêng) trên đất nước Thái. Trong đó chỉ riêng Bang Kok đã có tới 7 ngôi chùa Việt khang trang rộng rãi, được xây dựng với nhiều đường nét phảng phất kiến trúc chùa cổ Viêt Nam như chùa Phổ Phước, Cảnh Phước, Khánh Vân vv…
Trong số những người Việt sang Thái trước năm 1975 hiện nay còn khoảng 10% vẫn chưa được chính thức công nhận là người Thái. Măc dù phần lớn là họ đã sinh ra tại Thái hoặc sang Thái đã năm bảy chục năm nay. Không phải là nhà nước Thái không có kế hoạch cấp giấy tờ công dân cho những người này. Những năm 90 trở về trước họ đã nhiều lần yêu cầu người Việt đăng ký để cấp thẻ. Nhưng một số phần tử xấu đã xúi giục là “không nên làm giấy, vì sẽ bị đưa đi vùng kinh tế mới”, do vậy nhiều người ngây thơ đã không đăng ký cấp thẻ công dân. Như vậy đồng nghĩa với việc họ sống với nhiều thiệt thòi về mặt hành chính trên đất Thái.
Hầu hết người Việt đến Thái sau này đều là dân tị nạn, đông nhất là những người chạy trốn vì nạn Cải Cách Ruộng Đất, số khác chạy loạn từ khi Pháp tấn công chiếm Miền Bắc Việt Nam. Họ đều chạy sang Lào rồi mới đến Thái Lan. Còn lại là người sang Thái tị nạn sau năm 1975. Những năm gần đây, việc xét cấp quy chế cho người tị nạn hết sức cặn kẽ. Vì vậy, có thể có đến hơn 95% người Việt nộp đơn xin tị nan, đã không có đủ bằng chứng để UNHCR công nhận là người tị nạn . Một số người không thể trở về, nay họ trở thành những công dân bất đắc dĩ (và bất hợp pháp) của Thái.
Trước tình hình căng thẳng biên giới do nhiều nguyên nhân giữa Cam Pu Chia và Thái Lan. Chính phủ Thái đang siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cảnh vào Thái. Người nước ngoài lao động (nửa hợp pháp và bất hợp pháp) tại Thái hiện có khoảng từ 2- 3 triệu. chủ yếu là người Miến Điện, Cam Pu Chia và số ít là người Việt Nam.
Những người Việt sống công khai tại Thái từ năm 1975 trở về trước thì không bị trục xuất vì họ đã có quá trình sống nhiều năm được nhà nước Thái quản lý. Nhưng những thành phần cón lại thì đang có nguy cơ lớn vì kể cả lao động nửa hợp pháp (tiếng Thái gọi là Tàng Đao), nếu sau ngày 28/02/2010 mà không đăng ký được giấy mới thì sẽ bị bắt giữ và trục xuất về nước.
Thành phần người Việt hiện nay đã chính thức được cấp quy chế tị nạn, hoặc mới chỉ được cấp giấy bảo hộ tạm thời, cũng là những người có nguy cơ bị trục xuất rất cao. Đã có tiền lệ là hơn 4000 người H’ Mong tị nạn của Lào, trong đó có 158 người đã được UNHCR chính thức cấp quy chế tị nạn, nhưng vẫn bị trục xuất toàn bộ về Lào hồi cuối năm 2009. UNHCR đã không thể thuyết phục được chính phủ Thái cho số người H’Mong nói trên ở lại để giúp họ đi định cư tại Nước Thứ Ba.
Con số chính thức hiện nay của người tị nạn Việt Nam tại Thái có chừng trên 500 người. Riêng người của tổ chức Trà Đàm Dân Chủ (phần lớn là người Khmer Crom đã bị UNHCR từ chối) chiếm khoảng 200 người.
Người Việt tị nạn ở Thái Lan đều đang rất lo lắng vì sợ bị cảnh sát Thái bắt giữ. Nếu chẳng may họ bị trục xuất về nước giống như những người H’ Mong Lào, điều này sẽ là một thảm họa đối với những người thực sự có thành tích đấu tranh chống chế độ Cộng Sản ở Việt Nam!
Lê Nguyên Hồng
Email: ln0868@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét