LỜI DẪN :
Dưới đây là bức Thư Ngỏ của một cán bộ CSVN tên Nguyễn Thứ Lữ bí danh Hồng-Hà gửi từ trong nước ra một cách khó khăn để kính nhờ qúy vị và các bạn có hoàn cảnh thuận lợi xin nhờ phổ biến giúp càng rộng càng tốt. Vì sợ bị trả thù nên chúng tôi xoá địa chỉ thể theo lời yêu cầu của tác giả.
Kính mong qúy vị và các bạn nếu có lời bàn nên có lời xây dựng vì tác giả bức thư viết được cở nấy là qúy lắm rồi. Chúng ta không thể đòi hỏi gì hơn nữa.
Kính bút,
Lý Hoài Trung.
Thủ đô Hà-Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2011.
Thư Ngỏ
Về việc cả nước đều bị “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” lường gạt”.
Kính gửi: Toàn thể đồng bào trong nước và ở nước ngoài.
Tôi, Nguyễn Thứ Lữ, bí danh Hồng-Hà, nguyên chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, 50 tuổi Đảng, trân trọng có đôi lời thưa cùng đồng bào, nhất là các cán bộ, đảng viên, những quân nhân trong QĐNDVN, những công an trong CAND đang ra sức bảo vệ chế độ hãy thức tĩnh vì chúng ta đã và đang bị “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng lường gạt”. Những mồ hôi nước mắt và tiền bạc của chúng ta và nhân dân Việt Nam đã và đang chảy vào túi tham của “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” lấy làm của riêng. Công nợ của quốc gia Việt Nam mà “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” làm cho hao hụt đến đời cháu của chúng ta chắc gì sẽ trả hết?
Với một con Người, máu rất có hữu ích dùng để nuôi thân thể người ta.
Với một quốc gia, kinh tế cũng như máu vậy. Kinh tế dùng để nuôi quân, nuôi dân. Người ta ví kinh tế là yết hầu của một nước. Ai nắm giữ kinh tế trong một nước là người đó có thể như một ông vua, sai khiến được thiên hạ một cách dễ dàng.
Quốc dân đồng bào, trong đó gồm có TW Đảng, toàn thể đảng viên, toàn thể QĐNDVN, toàn thể CAND … qúy vị và các bạn có biết ai đang nắm giữ vận mạng nước Việt chúng ta không ?
Đó là ”Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” đang nắm giữ kinh tài của cả nước và điều khiển 20 doanh nghiệp Quốc Doanh quan trọng cốt lõi gồm có :
1-Tập đoàn Dệt May; 2- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam; 3- Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam; 4- Tập đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam); 5- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; 6- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; 7- Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam ( đổi thành Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam); 8- Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam; 9- Tổng công ty Giấy Việt Nam; 10- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam); 11- Tổng công ty Sông Đà; 12- Tổng công ty Thép Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thép Việt Nam); 13- Tổng công ty Hàng Không Việt Nam; 14- Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam; 15- Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Đang kế hoạch sát nhập Tổng công ty Lương thực miền Nam làm một); 16- Tổng công ty Lương thực miền Nam; 17- Tổng công ty Cà phê Việt Nam; 18- Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam; 19- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam); 20- Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel.